Có thể bạn chưa biết: Phương pháp tính lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt

Sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt (thường kéo dài khoảng 28-35 ngày), với lượng máu mất đi cho mỗi kỳ hành kinh, bạn cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhằm phục hồi, bù đắp cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn thế nào là đủ và lượng máu mất đi mỗi lần là bao nhiêu? Các thông tin dưới đây sẽ rất có ích cho bạn đấy!

1. Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Khi đến độ tuổi dậy thì, cơ thể phát triển hoàn thiện về mặt sinh lý, thì lúc này phụ nữ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt được kiểm soát bởi hoocmôn, một chu kỳ điển hình là 28 ngày, tuy nhiên nó có thể kéo dài từ 21 đến 40 ngày.

Mỗi chu kỳ được chia làm ba giai đoạn dựa trên những thay đổi xảy ra trong buồng trứng (chu kỳ buồng trứng) và tử cung (chu kỳ tử cung). Chu kỳ buồng trứng gồm giai đoạn nang noãn, rụng trứng và giai đoạn hoàng thể còn chu kỳ tử cung gồm có kinh nguyệt, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn chế tiết.

Kinh nguyệt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe phụ nữ
Kinh nguyệt (hành kinh) có thể kéo dài trong vài ngày (bình thường khoảng từ 3-5 ngày). Kinh nguyệt được tống ra ngoài thường bao gồm máu, các chất được tiết ra và những mảnh vụn mô của tử cung, nó xuất hiện tiếp sau sự biến đổi mạnh mẽ trong mức độ của hoocmôn estrogen và progesterone. Trong suốt giai đoạn hành kinh, một người phụ nữ sẽ mất trung bình khoảng 2-3oz (4 đến 6 thìa súp) mô tử cung và máu. Lượng máu kinh ra nhiều nhất thường trong vòng vài ngày đầu của chu kỳ mới.

2. Cách tính lượng máu mất trong mỗi lần kinh nguyệt

Việc tính lượng máu giúp các bạn nữ nhận biết bản thân có bị mất máu quá nhiều so với bình thường không. Tuy nhiên, việc tính toán này không hề dễ bởi trong lượng máu mất đi có chứa nhiều thành phần khác nhau. 

Cách tính lượng máu mất đi trong mỗi kỳ kinh nguyệt bằng các sản phẩm sử dụng trong chu kỳ kinh như sau:

- Sử dụng cốc nguyệt san: việc tính lượng máu khá đơn giản do cốc nguyệt san có thể dễ tính toán được thể tích, ghi lại sau mỗi lần đo và tính lượng máu mất khi kết thúc chu kỳ.

Cốc nguyệt san cùng muôn vàn lợi ích bất ngờ
- Sử dụng băng vệ sinh: tùy thuộc vào từng loại mà thể tích đựng được khác nhau. Có thể đo bằng cách cho băng vệ sinh thấm nước và tình lượng nước mà băng vệ sinh đo chứa được khi thấm đầy. Bằng cách này có thể tình ra được lượng máu mà băng vệ sinh có thể chứa được

Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh rơi vào khoảng 50-80ml. Lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36%, 64% còn lại là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo,....

3. Ảnh hưởng của việc mất nhiều máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt

- Mất máu nhiều lâu ngày gây ra hiện tượng thiếu máu
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, làm việc không tập trung hay hoa mắt chóng mặt do thiếu máu
- Lượng sắt trong cơ thể thường được lưu hành trong máu và tái sử dụng, riêng chỉ có một lượng rất ít đào thải qua phân. Do đó chảy máu kinh kéo dài khiến cơ thể bị mất sắt.
- Mất máu nhiều, kéo dài dẫn đến việc gia tăng số lượng các dụng cụ kinh nguyệt (băng vệ sinh, cốc nguyệt san, tampon,...) được sử dụng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Mất máu nhiều trong kỳ hành kinh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bạn gái 

4. Phòng ngừa ảnh hưởng của việc mất máu trong mỗi lần kinh nguyệt

- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, trứng sữa...
- Theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị việc mất máu nhiều trong kỳ hành kinh.
- Bổ sung sắt cho cơ thể bằng các viên uống tổng hợp.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của cơ thể, lượng máu mất đi của mỗi người trong kỳ hành kinh là hoàn toàn khác nhau. Khi lượng máu mất nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, hãy lưu ý điều này và đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt với lượng máu mất đi, bạn cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhằm phục hồi, bù đắp cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn thế nào là đủ và lượng máu mất đi mỗi lần là bao nhiêu?

Labels:

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.